VINH HỒ

Năm Tý Tìm Hiểu về Chuột
 
1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG: 
Chuột (rat, mice/mouse) còn gọi là thử, tý; là động vật thuộc họ gặm nhấm, khá thông minh, rất cẩn trọng khi hành động.  
Chuột cái sinh sản từ 4 tới 10 con mỗi lứa, mang thai từ 19 đến 22 ngày. Chuột con khi sinh ra đỏ hỏn chưa mở mắt, chưa có lông; từ 7 tới 14 ngày, lông sẽ mọc, mắt sẽ mở, và từ 10 đến 15 ngày sẽ bỏ bú. Từ 3 tới 4 tuần, chuột con sẽ tập bò ra ngoài tổ kiếm ăn. Chuột cái từ 24 đến 28 ngày sẽ đẻ 1 lứa. Từ 8 tuần đến 3 tháng, chuột con sẽ trưởng thành. Từ 4 đến 5 ngày, chuột cái động đực và có thể giao hợp trong vòng 1 hoặc 2 ngày sau khi sinh, sinh từ 4 đến 7 lứa mỗi năm. Tuổi thọ từ 10 tháng đến 6 năm.
Chuột đi ăn đêm, mạnh nhất lúc chạng vạng, hừng đông; ăn sâu bọ, côn trùng, ngũ cốc. Thịt, cá, các loại nước ngọt, kẹo bánh, chúng đều tha đi. Chuột nhắt còn ăn thịt lẫn nhau khi đói.

2. PHÂN LOẠI:
-Chuột nhà: mõm dài, nhọn; tai bầu dục; đuôi dài; lưng nâu thẫm (màu đồng) hơi nhạt ở hai bên thân; bụng màu trắng, giữa ngực vàng nhạt tới xám phớt; đuôi nâu thẫm; bàn chân trắng nhạt.

-Chuột cống: (còn có tên chuột nâu, chuột xám) lớn con, lưng hơi nâu đến hơi đỏ; bụng trắng vàng; đuôi nâu thẫm ở trên, nhạt ở dưới; bàn chân trắng; con trưởng thành to gần bằng con mèo nhỏ; đuôi có vảy, hầu như không có lông. Chuột cống khỏe, hung dữ, chui rúc trong cống rãnh mang trên mình nhiều loại ký sinh trùng truyền bệnh.

-Chuột đen: xuất xứ từ Châu Á, đuôi dài bằng thân, từng gây bệnh dịch hạch, bệnh sốt Rickettsia...

-Chuột bạch: (white mouse) mầu trắng, thường được nuôi làm cảnh, hay dùng trong phòng thí nghiệm.

-Chuột đồng: (rice-field rat) to bằng chuột nhà, màu trắng hơi vàng, lưng màu nâu, đẻ nhiều, thịt ngon như thịt thỏ, rất mập vào mùa gặt.

-Chuột lang: (guinea pig) lông màu trắng xen nâu, giống chuột bạch nhưng to hơn, mình tròn, cổ rất ngắn, được dùng trong phòng thí nghiệm. 

-Chuột nhắt: (mouse) bé nhỏ sống trong nhà; khi ăn hoặc chiến đấu đứng bằng 2 chân sau với cái đuôi hỗ trợ; trèo, nhảy, bơi rất giỏi. 
 
-Chuột chũi: (mole) sống trong hang, chân trước ngắn khoẻ có móng to để đào đất.

-Chuột chù: (shrew) mõm dài thành vòi, đuôi dài, chuyên ăn sâu bọ. 

-Chuột nhím: lông trên lưng biến thành gai cứng nhọn, khi gặp kẻ thù các cơ dưới da co lại làm lông  dựng lên toả ra. 

-Chuột nhảy Jerboas: Chân sau dài gấp 6 lần chân trước, đuôi dài gấp 2 lần mình, nhảy như chuột túi, trông giống chuột túi thu nhỏ. Jerboa sử dụng đuôi của nó để giữ thăng bằng khi nhảy, lông màu cát, thọ khoảng 6 năm.
 
-Chuột nâu Clarke: ở nước Anh, mình dài khoảng 26cm, đuôi dài khoảng 25cm.

-Chuột tre Sumatra: dài tới 50 cm tính luôn đuôi. 

-Chuột núi Sunda: có kích cỡ lớn, ăn tạp, sống ở rừng núi.

-Chuột Sundamys infraluteus: dài đến 60 cm.

-Chuột mây khổng lồ Bắc Luzon: dài đến 75cm, nặng đến 2,6kg.

 

-Chuột Leo trèo Châu Phi: lông màu nâu xám, có một đường sọc đen chạy dọc trên sống lưng. Đuôi rất ngắn, chân trước có 3 ngón lớn, 2 ngón nhỏ; chân sau có 5 ngón. Sống trên cây, ăn côn trùng và trứng chim. 

-Chuột ngũ cốc châu Âu:ăn ngũ cốc, lông trên lưng màu nâu đỏ, bụng màu trắng, đuôi cong không có lông. 

-Chuột cỏ châu Mỹ: sống ở đồng cỏ, lông màu vàng nâu, di chuyển bằng cách nhảy cò cò giống như chuột túi Úc, đào hang rất giỏi, không dùng âm thanh để liên lạc nhau mà dùng mùi hôi vì mũi rất thính.

-Chuột túi Kangaroo: linh vật của nước Úc, sinh sản gần giống người, trứng rơi vào tử cung gặp tinh trùng thụ thai khoảng 31 - 33 ngày, thường chỉ sinh 1 con. Con con khi sinh có màu đỏ chưa có mắt và tai, sẽ nằm trong túi mẹ khoảng 8 tháng, bú vú mẹ cho đến khi 1 tuổi. Kangaroo có 4 chân, nhưng chỉ dùng 2 chân sau để đi, 2 chân trước chỉ để cầm nắm, đào bới thức ăn. Khi đi nhanh chúng dùng 2 chân sau để nhảy. Chiếc đuôi to giúp giữ thăng bằng khi đi. Chúng có thể đứng trên đuôi của mình khi giao tranh với con Kangaroo khác, dùng 2 chân sau để tự vệ, có thể nhảy cao tới 3m. Chiều cao Kangaroo đực lớn nhất là 2,1m và nặng 90kg, được coi là giống chuột lớn nhất trên thế giới.
-Chuột máy tính: do người chế tạo được phân loại theo nguyên tắc hoạt động gồm có những loại chính như: chuột bi, chuột quang, chuột bluetooth, chuộlasesser, chuột không dây.

3. KẾT LUẬN: 
Nhỏ con nhất là Tý, nhưng lại được xếp đứng đầu 12 con Giáp, gây hại hàng đầu, nhân loại cũng nhức đầu nhất về nó.
Trong nhà, chuột cắn phá cửa, sàn, trần, tường, ống nước, dây điện... gây hỏa hoạn, ngập lụt, nổ, hỏng trang thiết bị, hao hụt điện. Bên trong toà nhà, chuột làm tổ ở tầng thấp, ở gác mái, trần giả, tầng trên, ở những khoảng trống trong tường, ở dưới sàn nhà, tầng hầm, sau các thiết bị văn phòng, trong các tấm palet hàng. Ngoài nhà, chúng đào hang làm tổ dưới đất dọc theo các chân tường. 
Ngày nay, chuột có khả năng gây thiệt hại nhiều triệu đô la ở những khu vực sản xuất do chúng cắn phá, làm tổ, thải chất thải trong máy tính, các trang thiết bị có độ nhạy cảm cao, làm ngưng hệ thống máy tính.
Ở Mỹ, chi phí hàng năm cho chương trình kiểm soát chuột khoảng 120 triệu đô la; trên toàn thế giới, chi phí có thể lên tới nhiều tỷ đô la. 
Chuột truyền bệnh, các bệnh do nó truyền có thể kể như Hantavirus Pulmonary Syndrome (HPS), Murine Typhus, Rat-bite fever (RBF)...
Tuy nhiên chuột cũng đã cung cấp cho ngành nghiên cúu thí nghiệm khoa học những kiến thức về cấu tạo cơ thể động vật có xương sống. Về di truyền học, chuột cũng là tâm điểm nghiên cứu.
Chuột phá hoại mùa màng, lương thực trên toàn thế giới do nó gây ra mỗi năm đủ để nuôi 200 triệu người. Theo FAO, trên thế giới đang có tới 1 tỷ con chuột, ngốn hết 9 triệu tấn lương thực mỗi năm, số của cải thực tế bị phá hoại còn lớn hơn nhiều, có thể lên tới hàng trăm triệu tấn lương thực mỗi năm.
 
 
 
 


  Trở lại chuyên mục của : Vinh Hồ