VINH HỒ
Nhân ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN 2023,
kính mời đọc thơ
kính mời đọc thơ
Phật Hoàng Trần Nhân Tông
& Thiền Sư Vạn Hạnh
& Thiền Sư Vạn Hạnh
A. Vua Trần Nhân Tông (258 – 1308):
Vua hai lần đại phá quân Nguyên; nhường ngôi cho con lên làm Thái Thượng Hoàng.
Sau, xuất gia lập ra Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, có đạo hiệu là Trúc Lâm Đại Đầu Đà, Sơ Tổ Thiền phái Trúc Lâm.
Sau khi viên tịch, Đệ nhị Tổ Pháp Loa và vua Trần Anh Tông cung rước ngọc cốt và xá lỵ về kinh thành cử hành quốc lễ tôn thánh hiệu là:
“Đại Thánh Trần Triều Trúc Lâm Đầu Đà Tịnh Tuệ Giác Hoàng Điều Ngự Tổ Phật”.
Danh hiệu Vua Bụt (Phật Hoàng) đã được tôn vinh khi Ngài còn tại thế.
Vua cũng là nhà thơ thiền có 6 tác phẩm (bị thất lạc) hiện chỉ còn 32 bài thơ và kệ.
Tức sự
Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã,
Sơn hà thiên cổ điện kim âu.
Trần Nhân Tông (Vua tức cảnh, tựa đề do hậu thế đặt)
Nguồn: Thơ văn Lý Trần (tập II), NXB Khoa học xã hội, 1988.
Dịch nghĩa:
Tức sự
Xã tắc hai lần ngựa đá mệt nhọc,
Núi sông nghìn đời vững như âu vàng.
Dịch thơ:
Tức sự
Xã tắc hai phen nhọc ngựa đá,
Giang sơn nghìn thuở vững âu vàng.
Vinh Hồ tạm dịch
June 2, 2023
Quân tu ký
Cối Kê cựu sự quân tu ký,
Hoan, Ái do tồn thập vạn binh.
Vua Trần Nhân Tông (Vua làm thơ đề ở đuôi thuyền chiến)
Nguồn: Thơ văn Lý Trần (tập II), NXB Khoa học xã hội, 1988.
Dịch nghĩa:
Việc cũ ở Cối Kê ngươi nên nhớ,
Châu Hoan, Châu Ái đang còn hàng chục vạn quân.
Dịch thơ:
Ngươi nên nhớ
Cối Kê việc cũ ngươi nên nhớ,
Hoan, Ái đang còn chục vạn quân.
Đào Phương Bình dịch
Gửi bởi Vanachi ngày 19/09/2008.
====
B. Thiền sư Vạn Hạnh (938 – 1018):
Thiền sư quê Bắc Ninh, từng làm cố vấn cho vua Lê Đại Hành, là người thầy của Lý Công Uẩn, đã hướng dẫn cho vị này lên ngôi vua lập ra triều Lý.
Ngày Rằm tháng 5 năm ÂL tức 30/6/1018, Thiền sư gọi đồ chúng lại dặn dò, đọc bài kệ rồi thị tịch. Vua Lý Thái Tổ và tất cả triều thần nhà Lý đến làm lễ Trà tỳ, thỉnh xá-lợi của ông về thờ tại chùa Tiêu Sơn (Bắc Ninh).
Thị đệ tử
Thân như điện ảnh hữu hoàn vô,
Vạn mộc xuân vinh, thu hựu khô.
Nhậm vận thịnh suy vô bố uý,
Thịnh suy như lộ thảo đầu phô.
Vạn Hạnh thiền sư, nhà Lý
(Bài kệ này thiền sư đọc cho đệ tử khi sắp mất.)
Nguồn: Thơ văn Lý Trần (tập I), NXB Khoa học Xã hội, 1977.
Dịch nghĩa:
Dặn học trò
Thân như ánh chớp, có rồi không,
Vạn thứ cây, Xuân tốt tươi, Thu khô héo.
Mặc cho vận thịnh suy không sợ hãi,
Thịnh suy như sương đầu ngọn cỏ.
Dịch thơ:
Dặn học trò
Thân như ánh chớp có rồi không,
Cây cối xuân tươi, thu não lòng.
Mặc vận thịnh suy không sợ hãi,
Thịnh suy ngọn cỏ giọt sương đông.
Vinh Hồ tạm dịch
June 2, 2023