VÕ CHÂN CỬU
Nước Chảy Chân Cầu
(Tạp bút)
(Tạp bút)
Đất hẹp, người đông- sóng gầm, bão lũ nên nhiều gia đình miền Trung phải rời làng đi lập nghiệp ở các miền quê mới. Tận các vùng cao nguyên xa xôi, người vẫn thường nghe được những âm giọng của miền cố xứ.
Đi xa để làm “thuơ”. Giọng phát âm vần uê thành “ươ” khiến hai chữ “làm thuê” trở thành “làm thơ”. Đó không chỉ là chuyện đùa để giải thích do đâu Miền Trung có khá nhiều nhà thơ!
“Chưa nhấm đã say”
Có lần uống rượu tại một xóm dân Quảng Nam ở một sườn đồi Bảo Lộc, tôi được nghe người bạn làm rẫy ngâm tặng một đoạn trong bài thơ anh thuộc từ hồi còn ở quê:
…ta có đến vịn vai cầu mấy bận
đứng trông trời mây trắng hãy còn bay
bóng hiu hắt thả đôi bờ, nước cuốn
em qua cầu thuở đó chắc không hay!
(Hoàng Lộc - Viết ở chân cầu)
Người ngâm bài thơ muốn gián tiếp trả lời rằng tôi đã từng cảm nhận không đúng, khi cho rằng hình dáng cây cầu ít hiện ra trong thơ các nhà thơ miền Trung. Sẽ trở thành cố chấp nếu nói rằng chiếc cầu trong bài thơ của Hoàng Lộc chỉ mang ám ảnh… thất tình. Bài thơ dùng điển tích người con gái qua cầu-tức đi lấy chồng, làm cho bao chàng trai đau khổ! Nhưng hình như cái ngậm ngùi của nhà thơ không chỉ trong nỗi niềm ấy. Ở đoạn đầu, tác giả than rằng:“Cái thất thế khoanh đời ta một xó”… Hình như đó không chỉ là nỗi đau không lấy được người mình yêu. Sự liên tưởng dẫn dắt đến chuyện “mười năm rồi cát lở”, rồi lại “đứng trông trời mây trắng hãy còn bay”.đứng trông trời mây trắng hãy còn bay
bóng hiu hắt thả đôi bờ, nước cuốn
em qua cầu thuở đó chắc không hay!
(Hoàng Lộc - Viết ở chân cầu)
Hoàng Lộc là một trong những nhà thơ nổi bật của đất Quảng-Đà. Cảng thị Hội An, nơi ông chào đời không mấy xa làng thơ-thị trấn Vĩnh Điện ven quốc lộ I. Ông có thơ đăng trên các tạp chí văn học nổi tiếng từ giữa thập niên 1960, cùng thời với các nhà thơ tên tuổi của vùng đất này, như Luân Hoán, Đynh Hoàng Sa, Đynh Trầm Ca, Nguyễn Nho Nhượng… Đất Quảng Nam có “rượu hồng đào chưa nhấm đã say” nên đã sản sinh ra nhiều bài thơ nổi tiếng về… rượu?
Ngày nay các nhà nghiên cứu trên mọi lĩnh vực, từ chính trị, kinh tế đến khoa học kỷ thuật, nhân văn lẫn văn học nghệ thuật có xu hướng muốn đưa yếu tố địa lý vào khi phân tích, tổng hợp hay lý giải các hiện tượng, sự kiện diễn ra. Xu hướng đó không phải là mới lạ đối với nền văn minh Đông phương. Từ ngàn xưa, các nhà hiền triết đã biết khẳng định sự tương tác của ba yếu tố “thiên-địa-nhân”.
Trên bản đồ thế giới, Việt Nam là một nước có diện tích nhỏ. Nhưng có lẽ vì có vị trí nằm trên đường giao lưu quốc tế, cái “nhỏ” ấy lại đa dạng và có nhiều sự phong phú. Địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng, lẫn tộc ngườ,i mỗi nơi mỗi khác. Các nền văn minh, tư tưởng lớn của thế giới đã dễ dàng thâm nhập vào đây, và đã được con người ở mỗi vùng miền của giải đất hình chữ S biến hóa cho hợp tình hợp cảnh khi tiếp thu.
Trong cuộc Nam tiến từ thời các Chúa Nguyễn, Quảng Nam là miền đất mới. Tên gọi này lúc đầu nhằm chỉ địa giới từ núi Ải Vân đến đèo Cù Mông (Bình Định). Những người tiên phong đi khai phá vùng đất mới đa phần xuất phát từ các tỉnh Bắc Trung bộ (Thanh Hóa-Nghệ An, Hà Tĩnh). Miền đất mới ven biển với nhiều núi to, sông lớn, có cả miền cao mang khí hậu ôn đới như Bà Nà, nhiều eo vịnh thuận lợi cho tàu thuyền cập bến cũng nhanh chóng giao lưu, tiếp cận các nguồn văn hóa từ các nước Đông Bắc Á và từ cõi Tây Âu. Các yếu tố từ “thiên-địa-nhân” khiến cho con người nơi đây “nhạy cảm”. Về sau, khi “dinh” Quảng Nam hình thành thêm các “phủ” Quảng Ngãi, Bình Định..., thì càng xuôi Nam, yếu tố địa lý lại tạo ra thêm các cá tính đặc thù cho các nhóm cư dân miền đất mới. Nhưng có lẽ nhóm dân cư ở gần nơi đặt ‘dinh trấn”, tức quanh miệt Đà Nẵng-Hội An-Điện Bàn là còn giữ sâu đậm nhất tính cách “chưa mưa đã thấm”!
Vào khoảng năm 1973, khi cuộc chiến tranh đang ở thế đảo chiều, Hoàng Lộc đã từng cảm khái:
Bỏ Làm Thơ Đi Uống Rượu
đời chẳng còn ai quý kẻ làm thơ
ta mới nản văn chương, ngồi uống rượu
ba mươi mấy năm đôi lần tình phụ
ta đã ớn rồi con-gái-con-gung
khi giơ roi quất những cuộc tình khùng
ta quất trúng trái tim mình vô tội
ba mươi mấy năm đời ta lỡ mỏi
gã Khổng Minh trong chuyện cổ buồn hiu
trước đổi dời danh sĩ cũng lêu bêu
hà huống gì ta một thằng say rượu ?
hà huống gì em lòng non thục nữ
yêu thiên tài, yêu chỉ để làm duyên
nếu thiên tài đúng là những tên điên
chắc dễ nguôi khuây một đời gió thổi ?
ta đây nản văn chương tìm quán rượu
bởi chẳng còn ai quý kẻ làm thơ
sợi tình cừu em thả xuống ngày xưa
đã quấn đủ bao nhiêu vòng oan nghiệt ?
xin cám ơn em hành ta thấm mệt
để yên lòng mê rượu, bỏ văn chương.
(1973)
Tác giả Hoàng Lộc từng được Trung tâm Văn bút VN trao tặng giải thưởng về thơ năm 1970. Vậy sao nhà thơ lại than là “đời chẳng còn ai quý kẻ làm thơ”! Nghĩ cũng lạ! Nhưng suy cho cùng, đấy cũng là một trong những biểu hiện của những con người ở nơi “chưa mưa đã thấm”. Bằng chứng là qua đến thập niên 1990, khi sang Mỹ định cư, Hoàng Lộc cũng tiếp tục có nhiều bài thơ về rượu, về những cơn say. Ở xứ người, ông càng không bỏ được chuyện văn chương như đã từng mong ước!đời chẳng còn ai quý kẻ làm thơ
ta mới nản văn chương, ngồi uống rượu
ba mươi mấy năm đôi lần tình phụ
ta đã ớn rồi con-gái-con-gung
khi giơ roi quất những cuộc tình khùng
ta quất trúng trái tim mình vô tội
ba mươi mấy năm đời ta lỡ mỏi
gã Khổng Minh trong chuyện cổ buồn hiu
trước đổi dời danh sĩ cũng lêu bêu
hà huống gì ta một thằng say rượu ?
hà huống gì em lòng non thục nữ
yêu thiên tài, yêu chỉ để làm duyên
nếu thiên tài đúng là những tên điên
chắc dễ nguôi khuây một đời gió thổi ?
ta đây nản văn chương tìm quán rượu
bởi chẳng còn ai quý kẻ làm thơ
sợi tình cừu em thả xuống ngày xưa
đã quấn đủ bao nhiêu vòng oan nghiệt ?
xin cám ơn em hành ta thấm mệt
để yên lòng mê rượu, bỏ văn chương.
(1973)
Trong tác phẩm của nhiều nhà thơ ở đất miền Trung trước đây, dù là với đề tài tình yêu, chiến tranh, hay xã hội, hầu hết đều có tính tự sự. Giọng thơ họ rất thật, như bản tính trời cho. Cái đặc tính ấy có lẽ xuất phát từ yếu tố địa lý cũng như môi trường thiên nhiên, xã hội. Con người phải thường xuyên đối mặt với những bất trắc và thử thách bao quanh.
Các đề tài về rượu và thất tình chỉ là cái cớ để biểu lộ sự mẫn cảm?
Ưu tư và bước qua “ngưỡng cửa”
Một nhà thơ Quảng Nam nổi tiếng khác, xuất hiện vài năm trước lứa các nhà thơ Vĩnh Điện-Hội An nêu trên là Phan Duy Nhân (còn có bút hiệu Dương Phù Sao). Những bài thơ đầu tiên xuất hiện trên tạp chí Bách Khoa năm 1962 đã cho thấy ông có thiên hướng về hoạt động xã hội. Vẫn những vần thơ khẩu khí, nhưng sự trăn trở của một người mang tâm hồn nghệ sĩ như ông dễ làm lay động lòng người:
Phan Duy Nhân
Thư Cho Mẹ Và Chị
Thư Cho Mẹ Và Chị
Đầy nước mắt đi trong chiều biển động
Thân san hô sóng vỗ một đời tròn
Trông cây tùng gặp bão cũng cong lưng
Đời kiêu mạn chẳng còn tâm sự với
Con nhớ lại sắt se lời mẹ dạy
Những đêm qua ngõ hẹp phố phường sâu
Đầu gối trên tay nghe đường máu chạy
Trong tim con ngựa mỏi muốn quay đầu
Những buổi sáng nằm vùi trên gác trọ
Những chiều hôm mong đợi chẳng ai về
Tình thuở trước đắp cao dần nấm mộ
Trong lòng con cỏ mọc đã vàng hoe
Ngã bảy ngã ba hẹn hò bè bạn
Áo cơm nhau nhờ vả đến bao giờ
Xương từng ống hút dần theo lũ quạ
Ngó lui mình rỗng tuếch chúng bay xa
Thơ với ngô khoai bánh mì giữa chợ
Có kiên gan Lã Vọng cũng buông cần
Khí phách văn chương công bằng cách mệnh
Xưng lỡ anh hùng không lẽ đến xin ăn?
Con đã ngấy những ngày thư viện đói
Nói khôi hài kinh kệ những ai xưa*
Khi rách áo xem ra chiều thủ lợi
Không manh tâm thiên hạ cũng nghi ngờ…
Ngần ấy bụi con mang về với mẹ
Hận nghìn đời trong đáy mắt chưa nguôi
Thân đau yếu em quỳ bên gối chị
Lòng lênh đênh muốn lặng cứ trôi hoài
Con phiêu bạt ngỡ thân tàn ma dại
Chẳng còn gì nguyên vẹn để đem dâng
Xin mẹ rót cho con lời phủ dụ
Ngửa hai tay xin chị nhận em cùng
Cho ánh mắt đau buồn nay tỏ rạng
Soi xuống lòng ẩn hiện ánh trăng trong…
Thân san hô sóng vỗ một đời tròn
Trông cây tùng gặp bão cũng cong lưng
Đời kiêu mạn chẳng còn tâm sự với
Con nhớ lại sắt se lời mẹ dạy
Những đêm qua ngõ hẹp phố phường sâu
Đầu gối trên tay nghe đường máu chạy
Trong tim con ngựa mỏi muốn quay đầu
Những buổi sáng nằm vùi trên gác trọ
Những chiều hôm mong đợi chẳng ai về
Tình thuở trước đắp cao dần nấm mộ
Trong lòng con cỏ mọc đã vàng hoe
Ngã bảy ngã ba hẹn hò bè bạn
Áo cơm nhau nhờ vả đến bao giờ
Xương từng ống hút dần theo lũ quạ
Ngó lui mình rỗng tuếch chúng bay xa
Thơ với ngô khoai bánh mì giữa chợ
Có kiên gan Lã Vọng cũng buông cần
Khí phách văn chương công bằng cách mệnh
Xưng lỡ anh hùng không lẽ đến xin ăn?
Con đã ngấy những ngày thư viện đói
Nói khôi hài kinh kệ những ai xưa*
Khi rách áo xem ra chiều thủ lợi
Không manh tâm thiên hạ cũng nghi ngờ…
Ngần ấy bụi con mang về với mẹ
Hận nghìn đời trong đáy mắt chưa nguôi
Thân đau yếu em quỳ bên gối chị
Lòng lênh đênh muốn lặng cứ trôi hoài
Con phiêu bạt ngỡ thân tàn ma dại
Chẳng còn gì nguyên vẹn để đem dâng
Xin mẹ rót cho con lời phủ dụ
Ngửa hai tay xin chị nhận em cùng
Cho ánh mắt đau buồn nay tỏ rạng
Soi xuống lòng ẩn hiện ánh trăng trong…
* Câu thơ này đã được chỉnh ba chữ cuối so với bản đăng trên Bách khoa năm 1962. Bài thơ khá nổi tiếng này cũng lưu truyền nhiều dị bản.
Cái “mới” của cảm xúc và diễn đạt trong thơ do các nhóm “Sáng Tạo”, “Hiện Đại” mang lại đến những năm đầu thập kỷ 1960 gần như đã bị “bão hòa” Cuộc chiến lan rộng ở các vùng nông thôn, rừng núi Miền Trung đã sản sinh ra một lớp tuổi trẻ cầm bút mới. Họ thừa hưởng sự mẫn cảm “chưa mưa đã thấm” của miền đất mới. Vốn hiếu học, nhanh tiếp thu các nguồn văn hóa giao lưu, lại được đào tạo kiến thức khá căn cơ từ các trung tâm văn hóa Huế, Sài Gòn trở về, nên lớp cầm bút này đã trở thành những cây bút chủ lực trên văn đàn miền Nam. Một số tạp chí, nhà xuất bản do lớp cầm bút mới ở miền Trung chủ trương đã tự phát hình thành.
Sau “Biến động miền Trung”,năm 1965, tại “tâm điểm” Đà Nẵng đã xuất hiện NXB Ngưỡng Cửa. Như tên gọi, nhà xuất bản tự phát này chuyên in các tác phẩm đầu tay của các nhà thơ trẻ ở vùng “chưa mưa đã thấm!”. Bất ngờ là ngay sau khi trình làng, họ liền được công nhận như những tác giả có triển vọng hàng đầu của dòng văn học mới. Vùng hoang mạc mà lứa cầm bút đi trước thuộc các nhóm tạp chí Sáng Tạo, Hiện Đại, Văn Nghệ để ngỏ tưởng chừng sẽ sớm được phủ xanh. Các cây bút còn khiêm tốn tự nhận bắt đầu đặt chân lên “ngưỡng cửa văn học” này đã xuất hiện trong dáng dấp và ưu tư khác hẳn các đàn anh đi trước. Cái “khác” này thể hiện ngay trong việc chọn tên bút hiệu, điển hình như Đynh Hoàng Sa và Đynh Trầm Ca.
Đynh Hoàng Sa tên thật Đinh Văn Quý, quê ở Quảng Nam nhưng khi tốt nghiệp đại học sư phạm Sài Gòn lại được bổ nhiệm về dạy học tại tỉnh Quảng Ngãi kế cận. Ông đã dùng chữ Y dài khi viết họ Đinh. Trong tiếng phổ thông, chữ I hoặc Y nếu không ghép với phụ âm nào khác thì là cùng một âm. Văn nghệ sĩ vốn thích sự khác lạ. Một bút hiệu có ấn tượng sẽ làm người đọc dễ nhớ! xuất bản
Tập thơ đầu tay của Đynh Hoàng Sa mang tên Vùng trú ẩn hoang đường được Ngưỡng Cửa in năm 1966 khá đẹp. Giới cầm chịch các tập san văn nghệ có tiếng ở Sài Gòn bất ngờ là giọng thơ mới này rất lạ. Nó mang màu sắc triết lý mà vẫn rất gần với cuộc đời. Như những câu lục bát trong bài “Cũng may”:
Cái “mới” của cảm xúc và diễn đạt trong thơ do các nhóm “Sáng Tạo”, “Hiện Đại” mang lại đến những năm đầu thập kỷ 1960 gần như đã bị “bão hòa” Cuộc chiến lan rộng ở các vùng nông thôn, rừng núi Miền Trung đã sản sinh ra một lớp tuổi trẻ cầm bút mới. Họ thừa hưởng sự mẫn cảm “chưa mưa đã thấm” của miền đất mới. Vốn hiếu học, nhanh tiếp thu các nguồn văn hóa giao lưu, lại được đào tạo kiến thức khá căn cơ từ các trung tâm văn hóa Huế, Sài Gòn trở về, nên lớp cầm bút này đã trở thành những cây bút chủ lực trên văn đàn miền Nam. Một số tạp chí, nhà xuất bản do lớp cầm bút mới ở miền Trung chủ trương đã tự phát hình thành.
Sau “Biến động miền Trung”,năm 1965, tại “tâm điểm” Đà Nẵng đã xuất hiện NXB Ngưỡng Cửa. Như tên gọi, nhà xuất bản tự phát này chuyên in các tác phẩm đầu tay của các nhà thơ trẻ ở vùng “chưa mưa đã thấm!”. Bất ngờ là ngay sau khi trình làng, họ liền được công nhận như những tác giả có triển vọng hàng đầu của dòng văn học mới. Vùng hoang mạc mà lứa cầm bút đi trước thuộc các nhóm tạp chí Sáng Tạo, Hiện Đại, Văn Nghệ để ngỏ tưởng chừng sẽ sớm được phủ xanh. Các cây bút còn khiêm tốn tự nhận bắt đầu đặt chân lên “ngưỡng cửa văn học” này đã xuất hiện trong dáng dấp và ưu tư khác hẳn các đàn anh đi trước. Cái “khác” này thể hiện ngay trong việc chọn tên bút hiệu, điển hình như Đynh Hoàng Sa và Đynh Trầm Ca.
Đynh Hoàng Sa tên thật Đinh Văn Quý, quê ở Quảng Nam nhưng khi tốt nghiệp đại học sư phạm Sài Gòn lại được bổ nhiệm về dạy học tại tỉnh Quảng Ngãi kế cận. Ông đã dùng chữ Y dài khi viết họ Đinh. Trong tiếng phổ thông, chữ I hoặc Y nếu không ghép với phụ âm nào khác thì là cùng một âm. Văn nghệ sĩ vốn thích sự khác lạ. Một bút hiệu có ấn tượng sẽ làm người đọc dễ nhớ! xuất bản
Tập thơ đầu tay của Đynh Hoàng Sa mang tên Vùng trú ẩn hoang đường được Ngưỡng Cửa in năm 1966 khá đẹp. Giới cầm chịch các tập san văn nghệ có tiếng ở Sài Gòn bất ngờ là giọng thơ mới này rất lạ. Nó mang màu sắc triết lý mà vẫn rất gần với cuộc đời. Như những câu lục bát trong bài “Cũng may”:
Cũng may giòng nước trôi đi
Ngàn sau còn luyến lưu gì bờ đâu
Cũng may thời khắc thay màu
Ngẩn ngơ tiếc nuối loài sâu cuộc đời
Cũng may xuân mộng qua rồi
Những mùa trăng lạnh bùi ngùi ngóng trông…
Ngàn sau còn luyến lưu gì bờ đâu
Cũng may thời khắc thay màu
Ngẩn ngơ tiếc nuối loài sâu cuộc đời
Cũng may xuân mộng qua rồi
Những mùa trăng lạnh bùi ngùi ngóng trông…
Sự hung hãn của chiến tranh lan rộng. Các giá trị đang được nhìn đảo lộn, những nhà thơ trẻ này không còn mang những băn khoăn tâm sự với người thân nữa. Họ tự tìm cho mình một nơi lẩn trốn:
· Đynh Hoàng Sa
Vùng Trú Ẩn Hoang Đường.
Bây giờ mùa xuân hay mùa hạ, trên con đường mơ hồ khởi điểm và vùng yên nghỉ, tôi chất vấn tôi cùng những thần linh câm nín như lũ ốc thời gian không cần biết trả lời kinh ngạc chạy khắp miền tâm linh.
Tất cả những cánh cửa tôi gõ vào đều bưng bít niềm bí ẩn như thần chết với cái nhìn tinh quái từ vùng bóng tối không rời con mồi, thôi mày cứ lạnh lùng theo bước thời gian, mày cũng hư vô từ khởi điểm, hãy dập tắt những ánh sáng hão huyền đột hiện trên đường về vô tận.
Chỗ ngồi đó từ bao giờ ngự trị hai vì sao huyền hoặc, tinh hoa nhiệm mầu trong suốt giòng lịch sử cỏ cây sinh vật loài người, ngụy trang ảo ảnh bóng mát ốc đảo vùng trú ẩn hoang đường trên lộ trình cát lửa bao la.
Khoảng trống vắng hiện hình một dấu hỏi lớn dần theo tháng năm và trở thành ấn tượng khắc sâu vào vách đá của hư vô trường cửu, ánh sáng kỳ-diệu của hai vì sao thần thoại từ khoảng trống long lanh màu dạ quang trong bầu trời dằng - dặc sương mù diễm tuyệt.
Ánh sáng lạ lùng vừa ngọt ngào diệu vợi vừa ngơ ngác màu trinh nguyên vừa phảng phất kỳ hương dị thảo có mãnh lực làm hồi sinh những linh hồn hấp hối để dấn thân vào cuộc lưu đày êm ả rút đắng-cay làm thực phẩm sinh tồn.
Bây giờ mùa thu hay mùa đông, tiếng gọi âm vang tha thiết dội vào vách núi xa xăm im lìm lẩn trốn tan chìm trong giòng nước lũ lao mình ra đại dương mịt-mùng trước niềm bỡ ngỡ của loài cây loài chim nhân chứng vô tình.
Thật đáng tiếc là lực lượng phụ trợ cho giới sáng tác gồm các cơ sở in ấn, hệ thống phát hành đều tập trung ở Sài Gòn nên các nhà văn nhà thơ miền Trung lần lượt tản mác. Sau cùng họ cũng phải tập trung về Nam… Riêng Đynh Hoàng Sa năm 1970 được chuyển vào dạy tại trường Trung học đệ nhị cấp Mạc Đĩnh Chi (Quận 6 Sài Gòn) và biên dịch thêm cho một số tờ nhật báo. Ông qua đời một cách lặng lẽ vào năm 1980. Thế sự biển dâu đã làm tản mát các sáng tác đã được in trong thời sôi động của miền Trung. Những bài thơ của Đynh Hoàng Sa đã được người đứng đầu nhà xuất bản Ngưỡng Cửa-nhà thơ Luân Hoán-sưu tập lại ở tận Canada, bắc Châu Mỹ.
Dấu ấn văn học mà các nhà thơ miền Trung mở ra cũng chỉ như là “nước chảy chân cầu”?
(Trích bản thảo tập tản văn Ra Đứng Ngõ Sau)
· Đynh Hoàng Sa
Vùng Trú Ẩn Hoang Đường.
Bây giờ mùa xuân hay mùa hạ, trên con đường mơ hồ khởi điểm và vùng yên nghỉ, tôi chất vấn tôi cùng những thần linh câm nín như lũ ốc thời gian không cần biết trả lời kinh ngạc chạy khắp miền tâm linh.
Tất cả những cánh cửa tôi gõ vào đều bưng bít niềm bí ẩn như thần chết với cái nhìn tinh quái từ vùng bóng tối không rời con mồi, thôi mày cứ lạnh lùng theo bước thời gian, mày cũng hư vô từ khởi điểm, hãy dập tắt những ánh sáng hão huyền đột hiện trên đường về vô tận.
Chỗ ngồi đó từ bao giờ ngự trị hai vì sao huyền hoặc, tinh hoa nhiệm mầu trong suốt giòng lịch sử cỏ cây sinh vật loài người, ngụy trang ảo ảnh bóng mát ốc đảo vùng trú ẩn hoang đường trên lộ trình cát lửa bao la.
Khoảng trống vắng hiện hình một dấu hỏi lớn dần theo tháng năm và trở thành ấn tượng khắc sâu vào vách đá của hư vô trường cửu, ánh sáng kỳ-diệu của hai vì sao thần thoại từ khoảng trống long lanh màu dạ quang trong bầu trời dằng - dặc sương mù diễm tuyệt.
Ánh sáng lạ lùng vừa ngọt ngào diệu vợi vừa ngơ ngác màu trinh nguyên vừa phảng phất kỳ hương dị thảo có mãnh lực làm hồi sinh những linh hồn hấp hối để dấn thân vào cuộc lưu đày êm ả rút đắng-cay làm thực phẩm sinh tồn.
Bây giờ mùa thu hay mùa đông, tiếng gọi âm vang tha thiết dội vào vách núi xa xăm im lìm lẩn trốn tan chìm trong giòng nước lũ lao mình ra đại dương mịt-mùng trước niềm bỡ ngỡ của loài cây loài chim nhân chứng vô tình.
Thật đáng tiếc là lực lượng phụ trợ cho giới sáng tác gồm các cơ sở in ấn, hệ thống phát hành đều tập trung ở Sài Gòn nên các nhà văn nhà thơ miền Trung lần lượt tản mác. Sau cùng họ cũng phải tập trung về Nam… Riêng Đynh Hoàng Sa năm 1970 được chuyển vào dạy tại trường Trung học đệ nhị cấp Mạc Đĩnh Chi (Quận 6 Sài Gòn) và biên dịch thêm cho một số tờ nhật báo. Ông qua đời một cách lặng lẽ vào năm 1980. Thế sự biển dâu đã làm tản mát các sáng tác đã được in trong thời sôi động của miền Trung. Những bài thơ của Đynh Hoàng Sa đã được người đứng đầu nhà xuất bản Ngưỡng Cửa-nhà thơ Luân Hoán-sưu tập lại ở tận Canada, bắc Châu Mỹ.
Dấu ấn văn học mà các nhà thơ miền Trung mở ra cũng chỉ như là “nước chảy chân cầu”?
(Trích bản thảo tập tản văn Ra Đứng Ngõ Sau)