VÕ HOÀNG NAM
Chữ Tín
Chữ Tín
Người xưa rất coi trọng chữ tín. Vì người mà không giữ chữ tín thì không biết có thể thành người được không? Chữ tín được coi như là sinh mệnh thứ hai của con người.
Tôi có một người bạn thân ở tận ngoài Bắc, hôm anh đi công tác Miền Nam có ghé gia đình tôi chơi. Thấy đứa con gái út của tôi học đại học về nghỉ hè chào bác. Anh hỏi: “Cháu học năm mấy rổi? chắc cậu cũng gần có thêm cháu ngoại. Khi nào cháu lấy chồng nhớ điện thoại cho mình vào dự đám cưới cháu cho vui”. Tôi nói vui: “Sợ anh ở xa không vào được”. Anh cười: “Xa lòng mới sợ chứ xa đường thì có gì đâu mà ngại. Nếu cậu điện nhất định mình sẽ vào”. Nghe anh nói vậy tôi nghĩ trong bụng: điện thì tôi sẽ điện nhưng chắc chắn là anh không thể vào được. Ba năm sau khi con gái tôi lấy chồng tôi không quên gọi điện mới gia đình anh và báo rõ ngày, giờ, địa điểm tổ chức đám cưới. Điện thì điện vậy nhưng tôi tin là anh không thể nào vào được vì xa hàng ngàn km. Đến ngày cưới của con, tôi mãi lo tiếp khách vì 19 giờ 30 là bắt đầu vào tiệc. Đúng 19 giờ anh xuất hiện và nắm chặt tay tôi nói: “Cậu không tin là mình vào phải không?”. Lúc này tôi vô cùng ngạc nhiên, trong lòng tâm phục, khẩu phục. Qua câu chuyện của trên, tôi thấy anh bạn của tôi đã đặt chữ tín ở vị trí trọng yếu nhất, thậm chí còn cao hơn cả tính mạng của mình. Vì giữ lời hứa mà anh bạn của tôi đã sẵn sàng đáp chuyến may bay để đi vào dự lễ cưới của cháu (Con tôi) cho đúng giờ. Người xưa thường nói “tín nghĩa”, lời một khi đã nói ra thì cả đời sẽ phải thực hiện. Ngày nay, chữ “tín nghĩa” thường được không ít người dùng chỉ để thỏa mãn ham muốn cá nhân của mình, họ hứa chỉ để lấy lòng cho được việc, chứ không hề nghĩ tới tín nghĩa, danh dự và phẩm hạnh của mình. Vậy nên, đừng vì tùy hứng mà lỡ thất tín với người khác. Coi trọng chữ tín, như thế mới có thể khiến cho tình cảm giữa con người với con người trở nên thân thiện, xã hội trở nên tốt đẹp hơn.
Con người nếu không có “tín” thì sẽ không có “nghĩa”, nói chi đến lòng biết ơn? Khi ấy, họ sẽ đề phòng lẫn nhau, dẫn đến việc coi nhau như kẻ địch, quan hệ giữa người với người sẽ trở nên căng thẳng. Cho nên chữ Tín là cầu nối giữa con người với con người, là nền tảng, cơ sở để con người sống chân thành với nhau. Từ đó có thể nhìn rộng ra, nếu không tin tưởng lẫn nhau, vô ơn vô nghĩa, đạo đức suy đồi thì thiên tai ắt sẽ không ngừng xảy đến. Vì vậy, việc đề cao các giá trị như: “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín” là một cách trực tiếp bảo vệ cho sinh mạng của mỗi người và mỗi một quốc gia!
Con Trâu & Sợi Dây Thừng
Điều ngạc nhiên hơn là nơi nó cột lại sát cạnh một đám ruộng lúa, đang thì con gái xanh mơn mởn. Vậy mà nó không giằng đứt sợi dây thừng mỏng manh kia để đến ăn vạt lúa non. Đối với nó lúc này việc giật đứt sợi dây đó và thoát đi tự do là điều quá dễ dàng đối. Nhìn thấy cảnh tượng đó người thanh niên thành phố tỏ ra vô cùng ngạc nhiên. Thấy bác nông dân đang ngồi nghỉ dưới gốc cây, người thanh niên lại gần hỏi: “Bác ơi! Tại sao con trâu cày to lớn như vậy mà bác chỉ cột nó bằng một sợi dây thừng bé tí và mỏng manh thế kia, bác không sợ nó giật đứt sợi dây để đi ăn lúa ạ!”. Bác nông dân cười nói: “Chuyện dễ hiểu thôi cháu ạ! Khi nó còn là một con nghé con, thì bác đã dùng dây thừng như vậy cột nó. Đã không ít lần nó cố sức vùng vẫy để thoát khỏi sợi dây nhưng đều không được. Dần dần nó lớn lên bác cũng chỉ cột nó bằng sợi dây như vậy thế mà nó không bao giờ vùng vẫy để thoát ra, bởi nó cứ nghĩ rằng trước đây đã mấy lần nó cố làm đứt sợi dây thừng mà không được thì hiện nay nó cũng sẽ không bao giờ giật đứt được sợi dây thừng đó mặc dù nó đã lớn như thế. Nên nó sống với một cuộc sống an bài mà không dám thử sức một lần nữa”. Người thanh niên nghe bác nông dân nói vậy liền à lên một tiếng vô cùng thích thú và nói rằng: “Cháu hiểu ra rồi, con trâu này có thể dễ dàng giật đứt sợi dây thừng đó bất cứ lúc nào, nhưng chỉ vì nó cứ nghĩ là không thể được, nên cứ đứng im mãi một chỗ, thật là đáng tiếc”.
Trong cuộc sống của chúng ta cũng giống như câu chuyện của con trâu kể trên, nhiều người trong chúng ta đã bỏ phí rất nhiều cơ hội trong cuộc sống chỉ đơn giản vì ta nghĩ rằng ta không thể làm được điều đó, vì trước đó ta đã thử và đã thất bại. Tại sao ta không cố gắng thử lại một lần nữa xem sao? Biết đâu thành công sẽ đến với ta một cách bất ngờ.