NGUYỄN NGỌC DANH


Tiếng Thu

Mùa Thu từ cổ chí kim vẫn là yếu tố tạo nên những xúc động mãnh liệt cho tâm hồn của  người  nghệ sĩ.  Từ đó họ dệt nên những bài thơ, khúc nhạc mang nỗi buồn mênh mang xa vắng không những của chính họ, mà như của nhân loại.
 
Dường như Thượng đế đã gài sẵn sợi tơ buồn trong hồn của một loài thụ tạo mà Ngaì đã  tạo dựng nên, đó là Con Người.  Con người với bản tính tuy khao khát được hưởng hạnh phúc, sung sướng, nhưng vẫn luôn mangtrong  tâm hồn  nỗi buồi xa vắng.Vì thế con người, một sinh vật thích ca tụng cái buồn.  Đặc biệt trong tình yêu.  Khao khát được yêu, mặc dù chẳng biết yêu là như thế nào
                   Yêu, là chết ở trong lòng một ít,
                   Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu
                    Cho rất nhiều, nhưng nhận chẳng bao nhiêu
                    (XD)
 
 Biết thế nhưng vẫn muốn yêu và được yêu. Trong thi ca Viêt Nam từ xưa tới nay các thi sĩ thường nói tới sự tan vỡ nhiều hơn xum họp. Mà thiên nhiên là yếu tố  khách quan khá quan trọng gây nên nỗi sầu mênh mang, nằm trong tận cùng sâu thẳm của tăm hồn.
 
Nó bất chấp kẻ đó là ai, đạo hạnh- hay trần tục, vương giả hay nghèo hèn - già hay trẻ.  Buồn có muôn ngàn cách nảy nở, biến hoá. Nó làm cho con người héo uá, sâù khổ, nhớ thương khôn nguôi.  Như chúng ta nhận thấy, các văn nghệ sĩ Việt Nam tuy ở vùng nhiệt đới, không có mùa Thu, ngay như Miền Bắc tuy có mùa Thu, nhưng không rõ nét .  Thế mà các văn thi sĩ của chúng ta dệt nên những bài thơ về mùa Thu thật tuyệt vời như  Lưu Trọng Lư  bài thơ Tiếng Thu.  Chính cái tuyệt vời ấy đã làm cho biết bao tâm hốn trai trẻ Viêt Nam rung động, mê mệt. Trong đó nhạc sĩ Phạm Duy đã dùng năng khiếu nhạc thuật tạo nên bản nhạc Tiêng Thu mà hôm nay tôi mượn làm nền cho Video, gồm những tác phẩm nhiếp ảnh mùa Thu của mình.  Cũng chính NS Phạm Duy đã viết lên bản nhạc tuyệt với Mùa Thu Chết, trong khi ông đang sống tại thành phố Saigòn nóng bức. (1970). Vậy yếu tố nào đã tác động tới NS Phạm Duy  qua bài thơ L'Adieu của  Giullaume Apollinaire;
     "Ta ngắt đi một chùm hoa thảch thảo.  Em nhớ chăng Mùa Thu đã chết rồi"
                                     J’ai cueilli ce brin de bruyère . L’automne est morte
Ngày nay môt số người Việt sinh sống tại các quốc gia giàu mạnh, có mùa Thu thật quyến rũ, thật đẹp.  Nhưng hầu hết  vẫn tự thấy có môt nỗi buồn xa vắng xâm chiêm tâm hồn, đặc biệt về mùa Thu.  Phải chăng đó là những chiếc lá vàng báo hiệu cho "Sự Ly Biệt" Mỹ có The Falling Leaves-  Autumn Leaves. Pháp có L'Adieu Viêt Nam chúng ta có Truyện Kiều tả đoạn Kiều chia tay Từ Hải
 
                          Người lên ngựa -kẻ chia bào
               Rừng phong Thu đã nhuộm maù quan san
 
Cảnh  tử - biệt, dù bất cứ nơi nào, hoàn cảnh nào cũng đưa con người tới nỗi buồn.   Chính vì thế dù là người đạo hạnh hay bụi trần cái lẽ Sinh- Thành - Hoại - Diệt  là bốn  yếu tố tác động mãnh liệt nhất . Nhưng hai  yếu tố Hoại và Diệt. đem lại buồn sầu, khổ lụy nhất  cho mọi con người.
 
Thời tiết, là sự thay đổi, xoay vần của vũ trụ : Bình Minh rồi sẽ có Hoàng Hôn. Ngày Nắng rồi sẽ có ngày Mưa. Mùa Xuân trỗi dậy thì cũng chính lúc ấy hạt mầm  Mùa Thu cũng khởi dộng. Ngày giờ một sinh vật hiện hữu và lớn lên cũng chính là lúc sinh vật ấy tiến gần tới điểm cuối cùng của cuộc sống một giờ, một ngày. Phải chăng chính cái mầm chia ly tử biệt ấy đã  tiềm ẩn trong sự sống và tâm thức của chúng ta, nhưng vì cuộc sống qúa bận rộn, với biết bao chuyện vây quanh nên không biết. Đây chính là tư tưởng "Nhân quả đồng thời hiện" của nhà Phật.  Nhưng mầm "Hoại Diệt" ấy vẫn ở đó và lớn dần với thời gian.  Chính nó Đã, Đang và Sẽ  tác động, nhưng không lộ diện, không có hình dạng,  vẫn luôn ở trong tấm hồn mỗi chúng ta.  Chờ khi có yếu tố khách quan hay chủ quan, chúng sẽ là những  cơn sóng ngầm tác động tâm hồn con người đến nghiêng ngã, bi luỵ sầu thảm.  Hạt mầm ấy là linh hồn của bàì thơ Tiếng Thu, lời tâm sự của Thuý Kiếu khi từ giã Từ Hải,  hồn của bài thơ L'Adieu cũng là hồn của  bản nhạc : Mùa Thu Chết của Phạm Duy.
 
Xin mời qúy vị cùng đi trong Mùa Thu để nge tiếng thì thầm của hạt mầm Ly Biệt
qua  Hình Ảnh Kẻ Chinh Phu- Trong lòng người Cô Phụ, trong bài thơ Tiếng Thu của Lưu Trọng Lư.
 
 
California Nov 24 2021
 
    Ngọc Danh